Mọi người đều đã nghe đến thuật ngữ “máy bay không người lái”. Nó đang trở thành một cách nói ngày càng phổ biến để chỉ các thiết bị nhỏ giống máy bay trực thăng đang được hàng triệu người trên toàn cầu bay. Tuy nhiên, có một loạt các thuật ngữ khác được sử dụng để mô tả chúng, điều này có thể khiến mọi thứ hơi khó hiểu.
TÊN GỌI TỪNG THIẾT BỊ
Các thiết bị UAV – UAS, Drone, Flycam, đều chỉ những loại máy bay không người lái. Nhưng xét về mức độ ảnh hưởng, cấu tạo, kích thước hay thậm chí tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà mỗi loại có thêm những tính năng nhất định.
- UAV: Máy bay theo theo nghĩa truyền thống được trang bị hệ thống điều khiển và lái tự động.
- UAS: Một UAS (Hệ thống máy bay không người lái) không chỉ bao gồm UAV (hoặc máy bay không người lái), mà còn có người trên mặt đất điều khiển chuyến bay và hệ thống tại chỗ kết nối cả hai. Về cơ bản, UAV là một thành phần của UAS, vì UAV chỉ đề cập đến phương tiện.
- Drone: Thiết bị bay kiểu mới, kích thước và công suất nhỏ đến trung bình.
- Flycam: Những Drone có lắp thêm camera để quan sát bầu trời, mặt đất.
UAV – Unmanned Aerial Vehicle
Đối với người mới bắt đầu, về cơ bản mọi UAV đều là một máy bay không người lái… nhưng không phải mọi máy bay không người lái đều là UAV. Bạn vẫn còn bối rối? Hoàn toàn dễ hiểu!
UAV là thuật ngữ viết tắt của cụm từ “Unmanned Aerial Vehicle”, nó có nghĩa là “Phương tiện bay không người lái” hay thường gọi là “Máy bay không người lái” để chỉ những loại máy bay không có phi công trong buồng lái. Máy bay không người lái có những hình dạng và kích cỡ khác nhau nên mỗi loại sẽ phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. UAV có thể được thu hồi tái sử dụng hoặc không, có thể mang theo tải trọng hoặc không tùy vào từng mục đích cụ thể.
Trước đây, khi hệ thống trang thiết bị kỹ thuật (dưới mặt đất và trang bị trên tàu bay) chưa được phát triển, khái niệm Phương tiện bay không người lái được sử dụng phổ biến.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành tin rằng UAV cần phải có khả năng bay tự động, trong khi máy bay không người lái thì không. Do đó, tất cả các UAV đều là máy bay không người lái nhưng không phải ngược lại.
Trước khi chúng ta tìm hiểu sâu hơn, cần lưu ý rằng với việc máy bay không người lái ngày càng trở nên phổ biến, có khả năng một số định nghĩa này sẽ thay đổi trong tương lai khi FAA cuối cùng giải quyết các điều khoản cụ thể hơn. Đây không phải là một điều xấu, vì hiện tại máy bay không người lái có tính năng bao trùm đến mức mọi người trong các ngành khác nhau khó có thể đồng ý về bất cứ điều gì. Nhưng hiện tại, đây là giải thích ngắn gọn về các cụm từ khác nhau mà bạn có thể đã nghe để giúp bạn hiểu ý nghĩa của từng cụm từ và sự khác biệt (nếu có) giữa chúng.
Tất nhiên, cách sử dụng phổ biến nhất của thuật ngữ này đề cập đến một máy bay có thể được dẫn đường từ xa hoặc tự động. Điều duy nhất mà hầu hết các chuyên gia có thể đồng ý với thuật ngữ này là máy bay không người lái không có phi công bên trong.
UAS – Unmanned Aerial System
Ngoài ra, Ủy ban Quản lí Hàng không Liên bang Hoa Kỳ còn sử dụng cụm từ UAS (Unmanned Aerial System – Hệ thống máy bay không người lái) để nhấn mạnh rằng các hệ thống này không chỉ bao gồm máy bay mà còn bao gồm cả trạm kiểm soát trên mặt đất và một số thiết bị, yếu tố khác nữa. Hay hiểu đơn giản UAS = UAV + Người điều khiển trên mặt đất.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ mới trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là các trang thiết bị giám sát, liên lạc, khái niệm UAS đã dần được thay thế cho khái niệm UAV, dùng để chỉ tàu bay và các thành phần thích hợp, được khai thác khi không có phi công trên tàu.
UAS là loại máy bay có khả năng bay theo các lịch trình được lập trình cố định hoặc theo sự điều khiển của các hệ thống máy tính phức tạp. Ngoài ra, nó còn được điều khiển bởi một phi công ngồi tại trạm điều khiển trên mặt đất.
Cũng giống như tàu bay hàng không dân dụng có người lái, UAS cũng được phân chia theo từng loại khác nhau, phụ thuộc vào khối lượng của UAS (bao gồm cả trang thiết bị trên tàu, không tính đến khối lượng hàng hóa mang theo). Hiện nay, các tổ chức và quốc gia trên thế giới đang tập trung vào việc xây dựng các quy định liên quan đến hoạt động bay UAS loại nhỏ (khối lượng nhỏ hơn 50kg) như vùng trời hoạt động, điều kiện cấp phép, khai thác và các vấn đề liên quan đến bảo đảm an toàn.
DRONE
Thuật ngữ “Drone” dùng để chỉ những phương tiện máy bay UAV kiểu mới, được chế tạo rất đa dạng, có kích thước và động cơ nhỏ đến trung bình. Để thuận tiện điều khiển thao tác thì drone được lắp đặt nhiều cánh quạt, thường là 4. Drone gần như tự hoạt động đầy đủ mà không cần sự xuất hiện của con người trong buồng lái, để làm được điểu đó thì đòi hỏi hệ thống điều khiển từ xa vô cùng phức tạp và tinh vi. Ngoài ra, về kích thước cũng có những biến đổi khác nhau: Chúng có thể sải cánh rộng như một máy bay phản lực hay nhỏ như một chiếc máy bay mô hình được điều khiển bằng sóng radio.
Trong khi đó, khái niệm Drone được FAA đưa ra sử dụng đầu tiên, trước khi Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới ICAO đưa ra khái niệm về UAS. Drone theo quan điểm của FAA, tương tự như UAS nhưng nó được sử dụng phổ biến vì dễ hiểu và dễ thu hút sự chú ý của công chúng hơn ở thời điểm đó.
FLYCAM
Thuật ngữ Flycam (“drone with camera” hay “flying camera”) chính là những “drone” có gắn thêm camera quan sát. Hay có thể hiểu theo một cách khác: Flycam là thiết bị quay phim chụp ảnh trên không, là thiết bị không người lái có lắp camera hay máy ảnh dùng để quay phim hoặc chụp hình từ trên cao. Hay hiểu đơn giản Flycam = Drone + Camera.
Thiết bị Flycam bao gồm 4 bộ phận chính: Thân máy bay, gimbal chống rung camera, camera và tay điều khiển. Một bộ Flycam đúng nghĩa, sử dụng tốt nhất khi có đầy đủ các bộ phận trên. Ngoài ra Flycam còn có một số bộ phận khác hổ trợ thêm hiệu năng cũng như nâng tầm chất lượng cho từng thước phim.
CẤU TẠO TỪNG THIẾT BỊ
Về cấu tạo, Drone và Flycam đều là những máy bay không người lái có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá giống nhau.
Không chỉ có những mẫu thiết kế cố định như ” những quyển sách in ” trên những Flycam của các hãng và không thể bị thay đổi bởi người dùng. Với Drone, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu thiết kế của bản thân, từ cấu tạo , hiệu năng cho tới việc thay đổi thiết bị ghi hình trên chiếc Drone của mình để có thể tạo ra những sản phẩm “độ chế” mang đậm màu sắc cá nhân.
Chính vì điều này, đòi hỏi người sử dụng Drone có một nền tảng kiến thức vững vàng về công nghệ để có thể giúp cho chiếc Drone của mình đảm bảo được hiệu năng và an toàn khi sử dụng.
Drone được điều khiển bay bằng bộ điều khiển từ xa hoặc/và lập trình sẵn theo lộ trình, tọa độ dựa trên GPS. Nhiều drone hiện nay đã được tích hợp GPS nên luôn định vị được đang bay ở đâu. Bộ điều khiển Drone thường sử dụng sóng radio tần số 2,4GHz, một số loại còn có sự kết hợp cả tín hiệu 2,4GHz và Wifi hoặc chúng có thể dựa trên ứng dụng điều khiển chạy trên Smartphone hay máy tính bảng.
Drone bay được nhờ cánh quạt quay, năng lượng do pin cung cấp, Ngoài ra đối với những loại Drone chuyên nghiệp có thể dùng động cơ phản lực để đạt hiểu quả bay cao và xa. Chúng bay theo lộ trinh được lập sẵn, và cho dù có mất điều khiển chúng vẫn có thể bay về vùng điều khiển.
Còn Flycam thì sao, Flycam được thiết kế và lắp rắp theo đúng quy trình của nhà sản xuất với những thông số đã được lên kế hoạch trước. Hầu như các mẫu Flycam đều được thiết kế khá tương đồng về mặt ngoại hình và điểm khác nhau chủ yếu đến từ các cấu tạo bên trong qua những đời máy.
Flycam có thiết kế nhẹ, vô cùng tiện dụng, tính cơ động cao, hoạt động hiệu quả nhờ những phương thức liên lạc không dây đồng thời được tích hợp thêm các cảm biến đa dạng mang đến nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Khả năng tự động hóa các hoạt động cao, chi phí khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rẻ. Những bộ vi xử lý của flycam ngày càng nhỏ và mạnh, phương thức liên lạc không dây luôn được cải tiến, cùng các loại cảm biến đa dạng giúp flycam phát triển mạnh mẽ và ngày càng được ưa chuộng.
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG DRONE, FLYCAM
Drone được người dùng như là một loại máy bay, không phải đồ chơi. Bạn cũng không được phép chụp ảnh, quay phim hay theo dõi trái phép người khác bằng drone. Nói cách khác, bạn không được lạm dụng drone để xâm phạm các bộ luật về quyền riêng tư đã ban hành. Với khả năng có thể “độ chế” từ những chiếc Drone, người dùng có thể nâng cấp tốc độ, tầm xa, tầm cao của những chiếc Drone để chứng tỏ bản thân. Vì vậy, Drone thường được sử dụng trong lĩnh vực Drone Racing, một lĩnh vực khá mới mẻ với người dùng tại Việt Nam.
Khác với Drone, Flycam hiện nay là thiết bị phổ biến trên thế giới, được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống. Phổ biến nhất, nó giúp bạn lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp và ấn tượng thông qua những video và hình ảnh chất lượng nhờ vào các action camera độ phân giải cao cùng hệ thống chống rung, chống nhiễu tiên tiến. Vì vậy, ở Việt Nam, Flycam thường được sử dụng cho những mục đích như một món đồ chơi giải trí, chụp ảnh, ghi lại kỉ niệm và có người dùng vào công việc quay phim, sản xuất phim ảnh,…
QUI ĐỊNH DỬ DỤNG DRONE, FLYCAM
Nếu chiếc Drone của bạn nhẹ hơn 20kg và bạn không dùng nó cho mục đích thương mại, bạn không được lái nó “trong vòng 150m tính từ khu vực đông người, hoặc trong vòng 50m nếu chỉ có một người, phương tiện hoặc công trình”.
Vượt qua mốc 20kg, bạn sẽ phải xin phép mới được lái Drone. Những chiếc Drone kiểu này cũng chỉ được bay xa tối đa 500m (chiều ngang) và bay cao tối đa 122m (chiều cao), nếu muốn vượt những cột mốc này thì bạn lại phải xin phép.
- Những lưu ý về quyền riêng tư của cá nhân hay doanh nghiệp phải được tôn trọng, không được lạm dụng Drone, Flycam vào các mục đích xấu.
- Không được điều khiển Drone, Flycam nơi đông người, vi phạm quy định về an toàn bay và khiến Drone va chạm vào người, công trình, các phương tiện khác đều bị nghiêm cấm chặt chẽ và xử phạt theo quy định.
- Các cá nhân, tổ chức trước khi điều khiển Drone, Flycam phải làm thủ tục xin phép bay. Chỉ được tổ chức bay khi đã được cấp phép.
- Các mức độ nghiêm trọng về việc UAV bị lỗi kĩ thuật trong quá trình bay hay hết nhiên liệu đều được xem xét nghiêm ngặt.
Theo đó, ở thời điểm hiện tại, vùng trời cho hoạt động bay UAS có thể là vùng trời riêng biệt hoặc sử dụng chung vùng trời với các hoạt động bay có người lái trên cơ sở khái niệm sử dụng vùng trời linh hoạt. Trường hợp thiết lập vùng trời riêng biệt, nhiều quốc gia hướng tới việc xác định đó là vùng trời loại G/hoặc các vùng trời có độ cao thấp, được thông báo bằng NOTAM. Mặt khác, một số quốc gia như Ấn Độ, Singapore thiết lập các vùng trời cấm các hoạt động bay UAS. Tuy nhiên, ICAO khuyến cáo không nên thiết lập vùng trời dành riêng cho hoạt động UAS, đồng thời, nghiên cứu bổ sung các quy định về hoạt động bay UAS vào hệ thống tài liệu khuyến cáo thực hành hiện tại của ICAO.
Ngành hàng không (bao gồm cả hàng không dân dụng và quân sự) hiện nay có sự phát triển nhanh chóng về số lượng, kiểu loại, tính chất hoạt động bay. Nhiều loại hình hoạt động bay mới xuất hiện đã góp phần làm cho lĩnh vực hàng không ngày càng phong phú, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đời sống, xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa của nhân loại và dần trở thành lĩnh vực giao thông đóng vai trò then chốt.